Thứ Hai, 24 tháng 8, 2015

Phá thai không đau phải làm sao?

Phá thai không đau là thuật ngữ để chỉ các biện pháp, cách thức thực hiện phá thai mà không gây đau đớn cho thai phụ, đồng thời đảm bảo an toàn tránh được các biến chứng bất lợi đối với sức khỏe của chị em.
Trả lời cho câu hỏi phá thai không đau phải làm sao là sự tổng hợp của nhiều yếu tố trong đó như cơ sở phá thai, thời gian phá thai,… cụ thể như sau :


Lựa chọn cơ sở phá thai không đau
Thực hiện thủ thuật phá thai không đau, chị em cần chọn lựa cho mình cơ sở y tế có khả năng thực hiện thủ thuật với chất lượng, hiệu quả cao nhất. Đó phải là cơ sở y tế được cấp phép về phá thai chứ không phải hình thức phá thai chui, có đội ngũ bác sĩ chuyên sâu trong lĩnh vực sản khoa, thuần thục áp dụng các thiết bị y tế hiện đại trong phá thai, thực hiện đầy đủ các quy trình 1 ca phá thai không đau như kiểm tra sức khỏe, kiểm tra tuổi thai,…
Thời gian nào phá thai không đau
Trước khi có quyết định lựa chọn phương pháp phá thai không đau phù hợp với thai phụ, bác sĩ sẽ thực hiện các kiểm tra với sức khỏe để có căn cứ trong lựa chọn này. Lý do đó là với một số các trường hợp người mắc bệnh phụ khoa, nhất thiết phải điều trị bệnh trước khi thực hiện thủ thuật phá thai không đau hay như với tuổi thai nhi vượt quá giới hạn cho phép thì sẽ không được chỉ định phương pháp phá thai này. Theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết thì thông thường thai phụ mang thai trong vòng 10 tuần trở lại thì có thể thực hiện tiểu phẫu phá thai không đau.

Chủ Nhật, 23 tháng 8, 2015

Bài thuốc dân gian chữa bệnh trĩ bằng đu đủ

Đu đủ là một trong những loại quả có tác dụng hỗ trợ chữa bệnh trĩ hiệu quả. Dưới đây là những bài thuốc dân gian chữa bệnh trĩ bằng đu đu.
Dưới đây là 4 bài thuốc dân gian chữa bệnh trĩ bằng đu đủ xanh:


Bài thuốc 1:
Đu đủ ương 150g chọn loại ruột hôi chuyển sang màu vàng và 100g trực tràng heo mua về làm sạch, 2 loại cắt miếng vừa ăn rồi cho vào nồi hầm đến khi đu đủ chín nhừ là được. Nhớ nêm nếm gia vị cho vừa ăn và thêm 1 chút hành, gừng vào nấu chung để tăng hương vị cho món ăn nhé.
Bài thuốc 2:
Lấy 1 miếng đu đủ chín, 1 quả hồng xiêm chín và vài quả dâu cắt miếng nhỏ và cho vào máy say say sinh tố để uống.Bạn không cần cho thêm đường đâu nhé vì các loại trái cây này cũng khá ngọt rồi. Mỗi ngày có thể uống sinh tố trái cây này 2 lần để chữa bệnh. Món này khá đơn giản và hấp dẫn phải không nào!
Bài thuốc 3:
Với sản phụ bị bệnh trĩ sau sinh thì dung đu đủ ương hầm chung với xương lợn để ăn sẽ rất an toàn và cho hiệu quả khá tốt.
Bài thuốc 4:
Cắt một trái đu đủ xanh, quả đu đủ khi cắt phải còn tươi và nhiều nhựa. Sau đó tối đến giờ đi ngủ thì bổ đôi quả đu đủ đó ra buộc úp 2 nửa quả đu đủ vào mỗi bên cẳng chân, cuống quay lên trên. Làm như vậy để qua đêm thì mạch máu của búi trĩ sẽ co thắt lại như bôi thuốc co mạch trực tiếp. Cứ tiếp tục thực hiện cách làm này đến khi khỏi thì thôi.
Đu đủ chỉ là một trong những bài thuốc dân gian hỗ trợ chữa bệnh. Nếu các bạn bị bệnh nặng cần đi khám và chữa tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được điều trị dứt điểm và nhanh chóng.

Thứ Năm, 20 tháng 8, 2015

Nạo hút thai có nguy hiểm không?

Nạo hút thai có nguy hiểm không?
Nạo hút thai hay bất kỳ một biện pháp phá thai nào khác đều là những phương pháp được áp dụng nhằm chấm dứt thai kỳ và đưa thai nhi ra ngoài. Nhiều người nghĩ rằng đây là biện pháp đơn giản, không ảnh hưởng nhiều. Tuy nhiên, thực tế lại khác, nạo hút thai thực hiện tại những địa chỉ phá thai chui do nhiều trường hợp sợ tai tiếng nên không đến bệnh viện hoặc trung tâm y tế chất lượng để thực hiện thủ thuật ẩn chứa nhiều nguy hiểm khôn lường.

Nạo hút thai tác động trực tiếp vào buồng tử cung của thai phụ để đưa bào thai ra ngoài. Vì vậy, nguy cơ chảy máu là không thể tránh khỏi, đồng thời nếu xử lý không tốt có thể sẽ gây viêm nhiễm tử cung.
Ngoài ra, nạo hút thai còn có thể để lại một số hậu quả nghiêm trọng như sót thai, thủng tử cung, dính lòng tử cung,… ảnh hưởng đến chức năng sinh sản sau này, gây vô sinh thâm chí là đe dọa đến tính mạng của thai phụ.
Những trường hợp nao pha thai ở tuổi vị thành niên, mức độ ảnh hưởng và biến chứng sau này sẽ nghiêm trọng hơn. Bởi đa số các bạn trẻ đều thiếu hiểu biết hoặc nắm kiến thức không đầy đủ, không đúng về sức khỏe sinh sản. Vì vậy, nhiều trường hợp vì quá hoang mang, sợ hãi các bạn đã tự giải quyết vấn đề bằng cách tìm đến những địa chỉ nạo hút thai kém chất lượng và xảy ra những tai biến đáng tiếc.

Thứ Tư, 19 tháng 8, 2015

Lậu có bị lây qua đường miệng không?

Câu hỏi bệnh lậu có lây qua đường miệng không? Câu trả lời là có lây qua đường miệng và tỉ lệ lây nhiễm là rất cao nếu người bệnh có thói quen oral sex (quan hệ bằng miệng). Tức là, miệng sẽ tiếp xúc với cơ quan sinh dục của bạn tình và gây ra nhiễm bệnh ở vùng miệng. Từ đó, miệng của người bị bệnh có thể lây truyền qua miệng người khác qua cử chỉ hôn nhau. Triệu chứng cũng sẽ xuất hiện đầu tiên ở miệng và họng.


Bệnh lậu lây qua đường miệng là tính chất 2 chiều

Bệnh lậu lây qua đường miệng theo tính chất hai chiều là bởi, lậu không chỉ lây nhiễm từ miệng người này sang miệng người khác mà bị lây nhiễm từ những con đường khác sang đường miệng, cụ thể như sau:

- Lây nhiễm từ miệng người bệnh sang cơ quan sinh dục: Từ tuyến nước bọt và những vết trầy xước trên da của người bệnh sẽ làm lây nhiễm qua đường sinh dục. Lúc này, người bị nhiễm sẽ có triệu chứng đau, ngứa niệu đạo, đi tiểu buốt rát, có mủ vàng, đau khi giao hợp, nổi hạch ở bẹn, sốt, cơ thể mệt mỏi…

- Lây nhiễm từ cơ quan sinh dục sang miệng: Nếu miệng tiếp xúc với cơ quan sinh dục người bị bệnh thì khả năng lây nhiễm rất cao. Khi bị lây nhiễm sang miệng, người bệnh sẽ có dấu hiệu viêm loét niêm mạc miệng, sung huyết, ban trắng kèm theo bị viêm họng.

- Bị nhiễm qua đường miệng khi dùng chung đồ với người bệnh: Nếu sử dụng bàn chải đánh răng chung với người bệnh thì đối phương cũng bị nhiễm bệnh.


- Lây nhiễm từ miệng này qua miệng người khác qua cử chỉ hôn nhau (còn được gọi là quan hệ bằng miệng)

Nếu quan hệ tình dục bằng miệng mà không có biện pháp bảo vệ, phòng tránh an toàn nào thì nguy cơ mắc bệnh là rất cao.

Bệnh trĩ có thể chữa trị dứt điểm hay không?

Điều trị dứt điểm trĩ không khó, tuy nhiên xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau mà việc chữa trĩ trở nên phức tạp và bệnh rất hay tái phát trở lại.

Bệnh trĩ hoàn toàn có thể chữa trị tận gốc bằng những phương pháp chữa trị sau:
- Chữa bệnh trĩ bằng thuốc: Cách này thường được áp dụng trong các trường hợp trĩ mới bắt đầu xuất hiện, các triệu chứng còn nhẹ và không có những biểu hiện trầm trọng. Sau khi tiến hành thăm khám bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc đặc trị phù hợp cho từng tình trạng bệnh.
- Chữa bệnh trĩ bằng sự hỗ trợ của những dụng cụ y tế: Chích xơ búi trĩ: lúc này bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp tiêm xơ búi trĩ, làm cho nó khô lại và không thể phát triển được nữa.
Sử dụng vòng cao su thắt trĩ: Sau khi xác định được vị trí của búi trĩ, bác sĩ sẽ sử dụng một sợi dây thun vào đáy của nó. Cách này sẽ ngăn chặn dòng máu lưu thông tới búi trĩ, sau một vài ngày chúng khô lại, tự hoại tử và rụng đi.
- Chữa trĩ bằng cách phẫu thuật: Phẫu thuật thường chỉ áp dụng trong trường hợp trĩ đã nặng và phát triển tới độ 3, 4. Các biểu hiện bệnh khá trầm trọng gây ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày.
Có rất nhiều cách chữa bệnh trĩ hiệu quả và dứt điểm. Khi phát hiện căn bệnh này các bạn nên đến cơ sở y tế chuyên khoa kiểm tra sớm nhất để được điều trị nhé!

Thứ Hai, 17 tháng 8, 2015

Tác hại của nước ngọt đối với thời kỳ kinh nguyệt

Kinh nguyệt không đều, lúc đến sớm, lúc lại đến muộn kèm theo những triệu chứng như ra máu nhiều, đau bụng kinh dữ dội sẽ khiến chị em khó chịu, mệt mỏi và gặp nhiều phiền toái trong cuộc sống.Tuổi bắt đầu có kinh nguyệt của người phụ nữ giảm xuống đáng kể từ những năm đầu thế kỷ 20. Các nhà nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng tuổi có kinh nguyệt rút xuống (có kinh nguyệt sớm) có liên quan với việc tăng nguy cơ ung thư vú và nội mạc tử cung trong cuộc sống sau này.
Nghiên cứu này tiến hành phân tích dữ liệu trên 5.583 bé gái trong độ tuổi từ 9-14 - những người đã chưa có kinh nguyệt. Họ được điền vào bảng câu hỏi về chế độ ăn uống hàng năm từ năm 1996-1998. Đến năm 2001, 159 bé vẫn chưa có kinh nguyệt lần đầu tiên.

Sau các yếu tố như cân nặng, tuổi của người mẹ lúc có kinh nguyệt, hoạt động thể chất, chế độ ăn uống và hành vi... họ phát hiện ra rằng những bé gái uống 1/2-1 lon soda hay trà đá mỗi ngày có đường sẽ có kinh nguyệt sớm hơn 2,7 tháng so với những người uống ít hơn 2 lon/tuần.


Đồ uống có đường ảnh hưởng đến kinh nguyệt như thế nào?
Tiêu thụ đồ uống có đường khiến cho người phụ nữ bắt đầu có kinh nguyệt sớm hơn. Ảnh minh họa

Tác giả chính của cuộc nghiên cứu, Karin B. Michels, một giáo sư về dịch tễ học tại Harvard, nói rằng, các loại đồ uống có đường khiên kinh nguyệt xuất hiện sớm không liên quan gì đến bệnh béo phì.

"Kết quả nghiên cứu của chúng tôi không phụ thuộc vào chỉ số khối cơ thể. Các thức uống có đường không phải luôn có lợi, vì vậy, chúng ta cần chú ý để tránh tiêu thụ chúng quá mức", giáo sư Karin B. Michels nói thêm.

Bên cạnh đó, theo một nghiên cứu được công bố tại của Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA) trên tạp chí Circulation thì độ tuổi có kinh của người phụ nữ có liên quan tới cả các vấn đề về mạch máu và nguy cơ bệnh tim.

Các dữ liệu cho thấy rằng những phụ nữ bắt đầu chu kì kinh nguyệt ở tuổi 13 có nguy cơ phát triển các vấn đề về sức khỏe thấp nhất, trong khi những người bắt đầu kinh nguyệt trước 10 tuổi và sau 17 tuổi có nguy cơ cao nhất. Trong nhóm có kinh nguyệt trước 10 tuổi và sau 17 tuổi thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành (CHD) cao hơn cả so với các bệnh liên quan đến mạch máu và bệnh cao huyết áp. Những phụ nữ có kinh nguyệt trước 10 tuổi hoặc sau 17 tuổi có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn 27%  so với những phụ nữ khác. Việc có kinh nguyệt sớm hay muộn đều có thể làm tăng nguy cơ mắc 3 bệnh phổ biến là tim mạch vành, mạch máu não và bệnh cao huyết áp.
Hãy cùng các bác sĩ của Phòng khám phụ khoa  tìm hiểu và giải quyết vấn đề chị em đang gặp phải !

Triệu chứng bệnh trĩ thế nào?

Bệnh trĩ là bệnh được tạo thành do căng dãn quá mức một hay nhiều tĩnh mạch trĩ thuộc hệ thông tĩnh mạch trĩ trên và dưới ở hậu môn. Có hai loại trĩ nội và trĩ ngoại.

Triệu chứng bệnh trĩ thế nào?
Có 2 triệu chứng chính cần đưa bệnh nhân đi khám bệnh là chảy máu và sa búi trĩ:
Chảy máu là triệu chứng có sớm và thường gặp nhất. Đây là một trong những lý do đưa bệnh nhân đến khám. Lúc đầu chảy máu rất kín đáo, tình cờ bệnh nhân phát hiện khi nhìn vào giấy chùi vệ sinh sau khi đi cầu hoặc nhìn vào phân thấy vài tia máu nhỏ dính vào thỏi phân rắn. Về sau mổi khi đi cầu phải rặn nhiều do táo bón thì máu chảy thành giọt hay thành tia. Muộn hơn nữa cứ mỗi lần đi cầu, mỗi lần đi lại nhiều, mỗi lần ngồi xổm máu lại chảy.
Sa búi trĩ thường xảy ra trễ hơn sau một thời gian đi cầu có chảy máu, lúc đầu sau mỗi khi đại tiện thấy có khối nhỏ lồi ra ở lỗ hậu môn, sau đó khối đó tự tụt vào được. Càng về sau khối lồi ra đó to lên dần và không tự tụt vào sau khi đi cầu nữa mà phải dùng tay nhét vào. Cuối cùng khối sa đó thường xuyên nằm ngoài hậu môn.
Ngoài 2 triệu chứng chính trên, bệnh nhân có thể có kèm theo các triệu chứng khác như đau khi đi cầu, ngứa, ướt dịch quanh lỗ hậu môn. Thông thường trĩ không gây đau, triệu chứng đau xảy ra khi có biến chứng như tắc mạch, sa trĩ nghẹt hay do các bệnh khác ở vùng hậu môn như nứt hậu môn, áp xe cạnh hậu môn… Triệu chứng ngứa xảy ra do búi trĩ sa ra ngoài và tiết dịch gây viêm da quanh hậu môn làm cho bệnh nhân cảm thấy hậu môn lúc nào cũng có cảm giác ướt và ngứa.
Bệnh xuất hiện không rõ ràng, có thể biểu hiện một hay một vài triệu chứng. Các triệu chứng, dấu hiệu này có khi âm thầm, không xuất hiện thường xuyên. Bệnh nhân cũng như thầy thuốc thường không khẳng định được thời gian bắt đầu của bệnh.
(Nguyên nhân bệnh trĩ )

 

© 2015 Mẹ Bé Cùng Khỏe

Back To Top